$808
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của go88vn.fun. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ go88vn.fun.Trong bản cập nhật 2.1.15 của ứng dụng Định danh và xác thực điện tử VNeID, Bộ Công an đã bổ sung điều kiện để nộp hồ sơ trong các dịch vụ đăng ký thường trú, tạm trú. Điều kiện để thực hiện đăng ký tạm trú là công dân đã có tài khoản Định danh điện tử mức 2. Ứng dụng VNeID cập nhật bản mới nhất 2.1.15. Tính năng này đang thí điểm tại TP.HCM và tỉnh Hà Nam. Công dân ở nơi khác có thể chờ bản nâng cấp tiếp theo.Bước 1: Đăng nhập tài khoản VNeID -> Thủ tục hành chính -> Đăng ký tạm trú.Bước 2: Chọn Tạo mới yêu cầu và nhấn vào phần Đăng ký tạm trú cho bản thân hoặc Khai hộ.Bước 3: Kiểm tra thông tin đăng ký tạm trú. Tại đây, người dân có thể lựa chọn loại hình đăng ký tạm trú là lập hộ mới hoặc đăng ký vào hộ đã có sẵn. Sau đó chọn hình thức xác nhận đồng ý của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, cha/mẹ/người giám hộ thông qua ứng dụng VNeID hoặc Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01).Tiếp đến, người dân điền họ và tên, số định danh cá nhân của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp.Bước 4: Chọn thông tin nơi đề nghị đăng ký tạm trú từ cấp tỉnh, quận/huyện đến xã/phường/thị trấn. Tại đây người dân cần điền thông tin chi tiết địa chỉ tạm trú của mình gồm số nhà, số đường, mối quan hệ với chủ hộ. Nếu có thành viên khác trong gia đình cùng đăng ký tạm trú, người dân chọn Thêm thành viên và điền các thông tin theo yêu cầu. Ở bước này, VNeID cho phép quét mã QR trên căn cước công dân để tự động điền thông tin. Người dân có thể nhấp vào biểu tượng hình vuông trên góc phải màn hình để chuyển chế độ quét QR.Bước 5: Xác nhận thông tin hồ sơ.Sau khi đã điền đủ thông tin theo hướng dẫn, người dân sẽ xác nhận lại các thông tin, nếu cần chỉnh sửa chỉ cần ấn phím mũi tên quay lại ở góc trái phía trên màn hình. Ứng dụng cho phép lựa chọn nhận kết quả qua email hoặc nhận trực tiếp tại công an xã/phường nơi đăng ký tạm trú.Bước 6: Đính kèm giấy tờ liên quan.Tương tự đăng ký tạm trú trên cổng dịch vụ công quốc gia. Người dân cần tải lên các hồ sơ chứng minh chỗ ở hợp pháp để xác nhận thông tin như: Hợp đồng thuê nhà; Giấy tờ chứng minh chỗ ở hợp pháp; Tờ khai thay đổi thông tin về cư trú (CT01). Nếu chọn hình thức xác thực qua VNeID, người dân có thể bỏ qua bước này.Bước 7: Nộp lệ phí.Hiện tại việc đăng ký tạm trú đang miễn phí cho một số đối tượng như trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các nơi có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, công dân thường trú tại các xã biên giới, huyện đảo, công dân thuộc hộ nghèo theo quy định của pháp luật, công dân 16 - 18 tuổi mồ côi cả cha và mẹ.Các trường hợp còn lại, công dân chọn mục khác và đóng lệ phí 7.000 đồng. Sau khi thanh toán xong, ấn gửi hồ sơ và chờ kết quả.Ngoài ứng dụng VNeID, người dân vẫn có thể đăng ký tạm trú online thông qua cổng dịch vụ công quốc gia. So với việc đăng ký trên website, thao tác trên VNeID có phần thuận tiện hơn, người dân chỉ cần làm theo các bước hướng dẫn, điền thông tin và gửi hồ sơ. Một số bước cho phép quét mã QR để lấy thông tin thay vì phải nhập thủ công như trên website. Người dân cũng có thể theo dõi quá trình xử lý hồ sơ, quản lý hồ sơ đã nộp ngay trên ứng dụng VNeID. ️
Cung cấp các dịch vụ và sản phẩm chất lượng của go88vn.fun. Tận hưởng chất lượng và sự hài lòng từ go88vn.fun.Các nhà nghiên cứu đã có những dự báo về hiện tượng thiên văn trên bầu trời tháng 3, trong đó có nhiều sự kiện người yêu thiên văn Việt Nam có thể chiêm ngưỡng.Do có chu kỳ ngắn, sao Thủy nhanh chóng đi sang phía bên kia của mặt trời theo góc nhìn của chúng ta. Lúc này, bạn sẽ thấy nó vào lúc chiều tối ở dưới thấp của bầu trời phía tây, khi mặt trời bắt đầu lặn. Trăng tròn tháng 3 được gọi là Trăng Giun. Tên của nó bắt nguồn từ những con giun đất xuất hiện khi đất ấm lên. Người Anglo Saxon gọi trăng tròn tháng 3 là Trăng Mùa Chay, bắt nguồn từ tiếng Đức và có nghĩa là mùa xuân. Trăng Mùa Chay cũng được dùng để chỉ thời kỳ mùa chay của Kitô giáo trước Lễ Phục sinh.Những tên gọi khác cũng liên quan đến sự "thức tỉnh" của thiên nhiên vào mùa xuân: các bộ lạc người Mỹ bản địa gọi nó là Trăng Quạ, Trăng Vỏ Tuyết và Trăng Nhựa Cây hoặc Trăng Đường . Những cái tên của người châu Âu là Trăng Gió, Trăng Cày, Trăng Chết.Sau hơn 2 năm nhật thực toàn phần hoành tráng "thống trị" bầu trời, cuối cùng nhiều người trên thế giới cũng sẽ được chứng kiến nguyệt thực toàn phần hay "trăng máu" vào ngày 13 - 14.3.Theo tính toán của các nhà nghiên cứu, hơn 1 tỉ người ở Mỹ, Canada và các nơi còn lại ở Bắc và Nam Mỹ có vị trí lý tưởng để chứng kiến trăng tròn chuyển sang màu đỏ trong hơn 1 giờ đồng hồ, trong điều kiện thời tiết thuận lợi.Điều này đồng nghĩa với việc nguyệt thực toàn phần lần này, Việt Nam không quan sát được. Trong năm nay, nguyệt thực toàn phần lần thứ hai diễn ra vào ngày 7 - 8.9, có thể quan sát được tại châu Âu, châu Á, Úc, châu Phi và một số khu vực phía đông Nam Mỹ, Alaska và Nam Cực. Như vậy, người yêu thiên văn văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng lần nguyệt thực toàn phần vào tháng 9 tới đây.Đây là một thời điểm thú vị, khi mà nếu nhìn vào sao Thổ qua kính thiên văn, bạn sẽ không thể nhìn thấy vành đai của nó như một đĩa dẹt, mà sẽ là một đoạn thẳng rất mỏng (tới mức khó mà nhìn thấy với những kính thiên văn nhỏ).Các hành tinh gần mặt trăng sao Kim vẫn sáng rực vào tháng 3. Vào ngày 1 - 2.3, hãy nhìn về phía chân trời phía tây ngay sau khi mặt trời lặn để tìm sao Kim gần trăng lưỡi liềm.Nếu bạn ở Bắc bán cầu bao gồm Việt Nam, bạn có thể có cơ hội phát hiện ra sao Thủy khó nắm bắt ở gần đó. Tuy nhiên, vì hành tinh này nhỏ và nằm gần mặt trời nên có thể khó quan sát bằng mắt thường. ️
Theo trung tá Mã Minh Chiến, Phó trưởng Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc Trăng, thời gian qua, người dân TX.Ngã Năm và các địa phương lân cận liên tục đến công an trình báo các vụ bị trộm cắp tài sản là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa...Từ đó, Ban giám đốc Công an tỉnh Sóc Trăng chỉ đạo Phòng CSHS phối hợp công an các địa phương khẩn trương vào cuộc điều tra, xác minh, truy bắt nghi phạm.Qua xác minh, nhận thấy có 2 băng nhóm có dấu hiệu cưỡng đoạt tài sản, cướp tài sản bằng thủ đoạn tinh vi, manh động, Phòng CSHS đã báo cáo, tham mưu cho Giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo, huy động nhiều lực lượng, triển khai đồng bộ các biện pháp nghiệp vụ.Qua quá trình điều tra, lực lượng công an đã triệt phá thành công 2 băng nhóm gây ra 44 vụ trộm cắp tài sản; đồng thời khởi tố 17 bị can.Trong đó, nhóm thứ 1 có 6 bị can, gồm: Trần Hồng Anh (40 tuổi), Lâm Công Minh (27 tuổi), Phan Thanh Phong (43 tuổi), Trầm Hửu Cường (29 tuổi), Nguyễn Hoàng Giang (44 tuổi, cùng ở TX.Ngã Năm, Sóc Trăng) và Văn Xuân Hiền (46 tuổi, ở H.Chợ Lách, Bến Tre).Thủ đoạn của nhóm này là lợi dụng đêm tối, đường vắng vẻ, nhà không có người để đột nhập vào trộm cắp phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, gạo, bia, lúa giống, hàng tạp hóa… Tại cơ quan công an, băng nhóm này khai nhận đã thực hiện trót lọt 12 vụ trộm tài sản, với tổng trị giá hơn 400 triệu đồng.Nhóm thứ 2 có 11 bị can, gồm: Nguyễn Văn Nhí (32 tuổi), Đặng Văn Tính (21 tuổi), Nguyễn Hoàng Vũ (25 tuổi), Lê Văn Tuấn Em (24 tuổi), Lê Văn Tuấn (26 tuổi), Phùng Thanh Sang (36 tuổi), Đinh Quốc Bảo (28 tuổi), Hồng Văn É (28 tuổi), Tiền Văn Nghề (31 tuổi); Phạm Văn Chọn (40 tuổi) và N.V.T (16 tuổi, cho tại ngoại, cùng ở TX.Ngã Năm).Nhóm này thường sử dụng vỏ lãi composite cùng máy xăng công suất lớn và đi vào đêm khuya để trộm cắp tài sản. Tài sản nhắm đến là vỏ lãi composite, xuồng máy, đầu máy xăng, máy dầu, vật nuôi của người dân. Từ lời khai của các bị can, lực lượng công an đã làm rõ 32 vụ trộm cắp tài sản, thu giữ nhiều tài sản liên quan. Hiện, Phòng CSHS Công an tỉnh Sóc tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi trộm cắp tài sản của 2 băng nhóm nêu trên. ️
Chia sẻ với Thanh Niên, anh Phạm Vũ Lộc, nghiên cứu viên tại Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, Viện hàn lâm Khoa học công nghệ Việt Nam cho biết trên nhiều phương tiện thông tin truyền thông có lan truyền thông tin rằng trên bầu trời đêm nay 28.2, sẽ xảy ra hiện tượng 7 hành tinh thẳng hàng.Tuy nhiên theo anh Lộc, có nguồn tin đã đưa thêm nhiều thông tin thiếu chính xác dẫn đến sự kiện "được đẩy đi quá xa".Nói về vấn đề này, anh Lộc cho biết các hành tinh được hình thành trong một đĩa khí bụi dẹt quay quanh mặt trời ở trung tâm, gọi là đĩa tiền hành tinh. Do đó mặt phẳng quỹ đạo của chúng gần như trùng nhau. Nếu lấy mặt phẳng bất biến của hệ mặt trời làm chuẩn thì quỹ đạo các hành tinh nghiêng một góc không quá 2° so với nó, chỉ trừ quỹ đạo của sao Kim nghiêng 2,19° và của sao Thủy nghiêng 6,34°. Vì vậy các minh họa về hệ mặt trời trong thực tế đều thể hiện nó gồm nhiều quỹ đạo hành tinh đồng tâm lồng vào nhau trên cùng một mặt phẳng.Vì trái đất quay quanh mặt trời 1 vòng trong 1 năm nên nhìn từ trái đất, mặt trời di chuyển trên bầu trời thành một đường tròn khép kín gọi là Hoàng đạo. Do quỹ đạo các hành tinh gần như đồng phẳng như vậy, cho nên khi nhìn từ trái đất chúng dường như di chuyển trên một dải vùng trời nằm không quá xa Hoàng đạo, gọi là Hoàng đới. Vì thế khi quan sát vào ban đêm các hành tinh dường như nằm thẳng hàng dọc theo Hoàng đới. Cần lưu ý rằng đây chỉ là sự thẳng hàng biểu kiến khi nhìn từ trái đất, chứ trong thực tế các hành tinh cách nhau rất xa và không thẳng hàng với nhau trong không gian."Hiện tượng này cũng không hề hiếm gặp. Vì tốc độ di chuyển của các hành tinh trên Hoàng đới không giống nhau, nên thời điểm có thể quan sát được chúng trên bầu trời đêm mỗi năm là khác nhau", anh Lộc thông tin.Ví dụ như sao Hỏa đi khoảng 2 năm hết một vòng trời, sao Mộc là gần 12 năm và sao Thổ là hơn 29 năm. 3 hành tinh này có quỹ đạo nằm ngoài quỹ đạo trái đất nên có thể quan sát được vào ban đêm. Trái lại, sao Thuỷ và sao Kim nằm ở phía trong quỹ đạo trái đất nên nó nằm khá gần mặt trời trên bầu trời và chỉ có thể quan sát được vào lúc sau hoàng hôn hoặc trước bình minh. Dẫu vậy, nếu các hành tinh này cùng xuất hiện trên bầu trời thì ta đều có thể nhận ra chúng nằm gần như thẳng hàng trên Hoàng đới.Chuyên gia cho biết không chỉ riêng gì tối ngày 28.2 mà trong khoảng thời gian này của năm nay các hành tinh đang cùng xuất hiện trên bầu trời đêm, tức là cùng nằm trên một bán cầu về phía đông của mặt trời. Nói cách khác, sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể nhìn thấy được cả 7 hành tinh khác trong hệ mặt trời.Hôm nay 28.2 là mùng 1 tháng hai âm lịch cho nên là một ngày không trăng. Điều này khiến cho bầu trời đêm lại càng dễ quan sát vì không bị ảnh hưởng bởi ánh trăng. Ngay sau khi mặt trời lặn chúng ta có thể thấy được sao Thủy và sao Thổ ở gần nhau trên chân trời phía tây. Nằm ngay gần sao Thủy là sao Hải Vương, tuy nhiên hành tinh này quá xa cho nên chỉ có thể nhìn thấy được bằng kính thiên văn. "Dẫu vậy, bầu trời lúc hoàng hôn vẫn còn quá sáng nên sao Hải Vương trong thực tế là không thể quan sát được. Cao hơn một chút là sao Kim có sắc vàng rất sáng. Ngẩng đầu lên ta có thể thấy được sao Mộc có ánh sáng vàng nằm ngay gần thiên đỉnh. Nằm ngay thiên đỉnh là sao Thiên Vương nhưng chỉ có thể quan sát được qua kính thiên văn. Lúc này, trên chân trời phía đông, ta có thể thấy được sao Hỏa với sắc đỏ", nghiên cứu viên Trung tâm Vũ trụ Việt Nam, anh Phạm Vũ Lộc hướng dẫn.Càng về đêm bầu trời chuyển dần về phía tây và ngày càng tối hơn. Các hành tinh nằm gần mặt trời cũng đã lặn theo mặt trời. Đầu tiên là sao Thuỷ, sao Thổ và sao Hải Vương và sau đó là sao Kim. Lúc này, sao Hỏa sẽ lên cao dần trên bầu trời và sao Thiên Vương sẽ càng nhìn được rõ hơn qua kính thiên văn do nền trời đã tối hơn.Vị trí của các hành tinh như trên thay đổi từ từ hằng ngày theo thời gian cho nên không chỉ tối ngày 28.2 mà những ngày tiếp theo đều có thể quan sát được như vậy. Có những hành tinh sẽ bị mặt trời vượt qua trong thời gian tới ví dụ như sao Thổ nên không thể thấy chúng được nữa cho đến nhiều tháng sau. Đặc biệt 2 hành tinh là sao Kim và sao Thủy di chuyển khá nhanh so với các hành tinh khác trên bầu trời nên thời gian nhìn được chúng cũng thay đổi liên tục.Quan sát các hành tinh là một trong những hoạt động thú vị của những người đam mê thiên văn học. Tuy vậy việc hiểu rõ chuyển động của chúng cũng như các điều kiện quan sát là rất cần thiết.Những hành tinh dù sáng nhưng lại gần mặt trời như sao Thủy, sao Kim có khi lại khó quan sát hơn các hành tinh vòng ngoài như sao Mộc, sao Thổ và sao Hỏa. Đó là 5 hành tinh có thể quan sát được bằng mắt thường mà là người đã biết đến từ thời cổ đại. Sao Thiên Vương và sao Hải Vương là 2 hành tinh được phát hiện sau khi con người phát minh ra kính thiên văn nên chỉ có thể quan sát được chúng qua kính thiên văn.Theo anh Lộc, điều kiện quan sát cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bầu trời lý tưởng phải không có mây, ít ô nhiễm ánh sáng hay bụi mịn. Đối với các hành tinh ở gần mặt trời thì ánh sáng lúc hoàng hôn cũng là mờ chúng đi rất nhiều. Do vậy, quan sát các hành tinh mặc dù không khó và có thể không cần các thiết bị chuyên dụng nhưng cần kinh nghiệm và sự kiên nhẫn của những người đam mê.Anh Nguyễn Anh Tuấn, Cựu chủ nhiệm CLB Thiên văn Nghiệp dư TP.HCM (HAAC) cũng chia sẻ về hiện tượng 7 hành tinh xuất hiện cùng một thời điểm trên bầu trời, khi nó ở cùng một phía của mặt trời theo hướng nhìn từ trái đất nhìn từ trái đất.Anh Tuấn cho biết tượng này hiếm ở việc các hành tinh có vận tốc quay quanh mặt trời theo các vận tốc khác nhau nên thời điểm chúng đều nằm ở cùng một phía như thế này ít khi diễn ra. Dĩ nhiên hiện tượng này là có chu kì và có thể được tính toán dự báo thời điểm trước. Về yếu tố thẳng hàng, các hành tinh quanh mặt trời gần với mặt phẳng quỹ đạo của trái đất quay quanh mặt trời, vì thế vị trí của các hành tinh trên bầu trời luôn lân cận đường Hoàng đạo, nên lúc nào chúng cũng gần như thẳng hàng trên bầu trời dọc theo đường Hoàng đạo. "Vì thế không có sự thẳng hàng nào đặc biệt diễn ra vào hôm nay cả. Chỉ là thời điểm này có thể thấy được cả 7 hành tinh cùng lúc. Tuy nhiên hầu như không thể quan sát được sao Thủy và sao Thổ nếu hướng tây bị che chắn nhiều và có nhiều mây", anh Tuấn cho biếtSao Thiên Vương và Hải Vương cũng không thể quan sát được bằng mắt thường mà chỉ có thể nhìn qua kính thiên văn hoặc ống nhòm, nhưng cần phải có sự định vị chính xác của chúng trên bầu trời bằng các phần mềm hỗ trợ. Các hành tinh mà ta có thể dễ dàng nhìn thấy bằng mắt thường là sao Kim, sao Mộc và sao Hỏa và chúng vẫn có thể thấy được dễ dàng nhiều tuần sau đó. Nên chúng ta không cần phải tiếc nuối nếu ngày 28.2 này không quan sát được các hành tinh sáng này do thời tiết xấu. ️